Tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng xã (18/3/1975 - 18/3/2025).
sáng nay - 16/3/2025, Ban Liên lạc Những người kháng xã Bình Phước tổ chức gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng xã (18/3/1975 - 18/3/2025).
Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy Bình Sơn mà trực tiếp và thường xuyên là Chi bộ xã, quân và dân trong toàn xã đã phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực tỉnh, bộ đội địa phương huyện đồng loạt tiến công tiêu diệt và làm tan rã quân địch giải phóng hoàn toàn xã nhà vào ngày 18/ 3/1975, góp phần cùng quân và dân trong huyện, trong tỉnh và cả nước làm nên thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày 18/3/1975 như một mốc son chói lọi mãi mãi đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất và rất vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Phước Anh hùng; mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, đảng viên, những người kháng chiến, gia đình kháng chiến, các tầng lớp Nhân dân và con em xã Bình Phước đang sinh sống, công tác, học tập trên mọi miền Tổ quốc.
Nhìn lại suốt chiều dài cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 đến 1975, xã Bình Phước là địa bàn địch tập trung một lực lượng quân sự khá lớn để càn quét, đánh phá thực hiện “bình định nông thôn” tiêu diệt phong trào cách mạng của địa phương; nhiều cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng bị địch sát hại, thủ tiêu, nhưng với tinh thần cách mạng kiên cường, bất khuất, một lòng, một đạ theo Đảng và Bác Hồ kính yêu, Nhân dân, cán bộ, đảng viên vẫn kiên trì bám trụ, nuôi dưỡng phong trào cách mạng, giữ vững vùng giải phóng tạo chỗ đứng chân cho đội công tác các xã Bình Thới, Bình Dương, Bình Trung, Bình Chánh, Bình Đông, Bình Thuận... hoạt động, góp quan trọng cùng quân và dân huyện nhà diệt ác, phá tề. Tại buổi gặp mặt hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những nét chính các giai đoạn oanh liệt đó.
Giai đoạn 1954 đến 1959: Hiệp định Giơnevơ vừa ký kết thì kẻ thù đã ra sức phá hoại bằng nhiều phương thức, thủ đoạn hết sức thâm độc. Chính quyền Mỹ Diệm ngày càng hung hăng, chúng ra sức khủng bố, đánh phá phong trào cách mạng, tăng cường đàn áp cưỡng bức Nhân dân, bắt bớ, giam cầm đảng viên và các gia đình có người thân đi tập kết. Ở xã Bình Phước, chúng đưa hàng chục gia đình đi di dân vào vùng Bù Na, Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước ngày nay. Đồng thời chúng ráo riết bắt bớ thanh niên đi quân dịch và tham gia vào các đơn vị dân vệ, thanh niên tân trang, thành lập các toán nữ thanh niên cộng hòa, chúng trang bị mạnh cho các loại lính, tăng cường lực lượng tình báo, mật vụ... Thế nhưng địch càng ra sức đánh phá, khủng bố, thì cơ sở cách mạng trong xã ngày càng phát triển, số cán bộ được ra tù tiếp tục hoạt động, mạng lưới cơ sở được tổ chức đều khắp ở các xóm, mạnh nhất là ở xóm Bầu Gâm, Đồng Viên, Cà Ninh. Đặc biệt là xóm Bầu Gâm, địch luôn khiếp sợ phong trào ở đây và chúng đặt cho cái tên xóm Liên Xô Cộng sản, nên chúng thường xuyên lùng sục, tìm kiếm hầm bí mật, đánh phá cơ sở của ta.
Giai đoạn 1960 đến 1965: Đây là thời kỳ ta tăng cường tấn công địch bằng “hai chân, ba mũi” giáp công, phá ấp chiến lược, giải phóng toàn xã, góp phần cùng huyện, tỉnh và cả nước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy. Trong giai đoạn này đáng chú ý là, từ ngày 15 tháng 10 năm 1964 với sự phối hợp của lực lượng vũ trang huyện, đội công tác và du kích xã đã liên tục ngày đêm vừa đánh vừa kêu gọi địch đầu hàng đồng thời phát động Nhân dân nổi dậy phá ấp diệt tề giải phóng các vùng Suối Lùng, Cà Ninh, Đá Dựng, Hóc Huỳnh, La Chung, Đông Trung Minh... thành lập chính quyền cách mạng. Chỉ trong 5 ngày, xã Bình Phước của chúng ta đã giải phóng hầu hết các ấp chiến lược. Đến tháng 5/1965 ta tiếp tục giải phóng ấp chiến lược Phước Thọ. Bọn ngụy quyền, thanh niên tân trang và bọn dân vệ kéo nhau ra trình diện và giao nộp vũ khí cho đội công tác, Ủy ban quân quản xã được thành lập trong đó Ban chỉ huy xã đội do đồng chí Ngô Điệt làm Xã đội trưởng, đồng chí Lê Hồng Việt làm Xã đội phó. Xã đã tập trung xây dựng trung đội du kích xã, ở mỗi thôn đều có l tiểu đội dụ kích. Các lực lượng này đã cùng các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức hội họp Nhân dân để giáo dục tinh thần cảnh giác, giữ gìn bí mật trấn áp bọn phản cách mạng, vận động trên 100 thanh niên hăng hái tham gia du kích và nhập ngũ vào quân giải phóng. Những năm 1966,1967,1968 tình hình trên địa bàn huyện và xã tiếp tục diễn ra ác liệt, khó khăn song lực lượng du kích xã đã phối hợp các lực lượng khác liên tục tấn công tiêu diệt sinh lực địch phá ách kìm kẹp, làm cho bộ máy ngụy quyền tan rã từng mảng, tinh thần binh lính địch hoang mang, lo sợ, giảm sút ý chí chiến đấu. Xã không ngừng củng cố làng chiến đấu, xã chiến đấu, tạo ra sự đồng thuận liên hoàn sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huấn, phong trào cách mạng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lực lượng nòng cốt được xây dựng, kiện toàn kiên trì giữ vững các hoạt động phục vụ cho kháng chiến tạo thành thế trận lòng dân vững chắc trên địa bàn xã góp phần quan trọng vào những thắng lợi của Nhân dân trong huyện, trong tỉnh và cả nước; đẩy địch từ thế tiến công chuyển sang phòng ngự bị động, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Đề quốc Mỹ buộc chúng phải xuống thang chiến tranh chấp nhận mở hội nghị đàm phán với ta tại Pari Pháp.
Giai đoan 1969 đến 1972: Đây là thời kỳ khó khăn ác liệt nhất của phong trào cách mạng; ta bị mất dân, mất đất, đảng viên, lực lượng du kích bị tổn thất nặng nhất so với những năm trước đó. Trước tình hình đó, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ xã, lực lượng du kích xã quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ thị của cấp trên là kiên quyết đánh bại âm mưu “bình định nông thôn” của địch giữ cho được vùng giải phóng không để mất đất, mất dân. Ra sức xây dựng lực lượng liên tục theo dõi, bám sát, tập kích, phục kích tiêu diệt bọn “Mỹ lết” bọn “Phượng Hoàng" hỗ trợ cho quần chúng Nhân dân nổi dậy đấu tranh chính trị, đấu tranh trực diện với địch để bảo vệ vùng giải phóng với khẩu hiệu: “Tất cả cho chiến đấu, tất cả cho đấu tranh giành giữ quê hương” quân và dân xã nhà lúc này tập trung vào 3 nhiệm vụ chính là: Tấn công địch càng quét, lấn chiếm cày ủi; xây dựng, củng cố lực lượng bên trong vùng địch kiểm soát, nắm dân, diệt ác ôn, phá thế kèm kẹp nhằm mở thế cho quần chúng Nhân dân nổi dậy phá kìm, đòi tự do đi lại. Lực lượng du kích cũng thườn xuyên được củng cố bổ sung
Giai đoan 1973 đến 1975: Ngày 28/01/1973 Hiệp định Pari chính thức có hiệu lực, tình hình đấu tranh giữa ta và địch vẫn hết sức giằng co, quyết liệt. Tại xã Bình Phước lúc này chi bộ chủ trương phải phân tán và Nhân dân trụ bám cùng một bộ phận cán bộ và Nhân dân lên khu Tây huyện để sinh sống, hoạt động nhằm phòng tránh những tổn thất. Số đông đảng viên, cán bộ và du kích còn lại tiếp tục bám trụ địa bàn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Nhân dân bảo vệ vùng giải phóng. Đến đầu năm 1975, đặc biệt sau Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi trên địa bàn huyện Bình Sơn ngày 16/3/1975 các lực lượng đã đồng loạt nỗ súng tấn công các cụm chốt liên hoàn tai xã Bình Khương. Từ đêm 16/3 các lực lượng liên tục phối hợp tiến công. Các chốt điểm ấp chiến lược ở các xã Bình Trung, Bình Nguyên, Bình Chánh và tập trung tiêu diệt địch tai Bình Chương, Bình Mỹ, Bình Minh, Bình Đông... phá banh các khu dồn, ấp chiến lược ở nhiều địa phương.
Trong thời gian này chi bộ xã Bình Phước đã tập trung lãnh đạo lực lượng du kích xã thường xuyên phối hợp với các lực lượng vũ trang của huyện, của tỉnh phục kích đánh địch. Từ trung tuần tháng 2/1975 du kích xã phối hợp tiến công tiêu diệt các chốt điểm Phố Tinh, Chợ Bò; từ ngày 15-17/3/1975 du kích xã áp sát đồn Động Chua, bắn tỉa gây nhiều thương vong cho địch buộc chúng phải tháo chạy. Ngày 18/3/1975 xã Bình Phước hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng tổ chức ra mắt Nhân dân, trụ sở làm việc tại khu vực hàng Mù U, Trang Đồng, đồng chí Phạm Thành tiếp tục làm Bí thư Chi bộ xã, Ủy ban quân quản do đồng chí Đỗ Sáo làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Hồng Vân làm Phó Chủ tịch.
Trong các giai đoạn nêu trên lực lượng du kích xã dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, được sự nuôi dưỡng, đùm bọc, giúp đỡ của Nhân dân đã tham gia chiến đấu 910 trận lớn nhỏ, trực tiếp chiến đấu 798 trận, tiêu diệt 1.632 tên địch, trong đó có 250 tên Mỹ, 568 tên Nam Triều Tiên, 14 tên ác ôn, bắt sống trên 800 lính ngụy, bắn rơi 5 máy bay chiến đấu các loại, bắn cháy 8 xe quân sự, bắn chìm 02 bobo, thu được 717 khẩu súng các loại, 01 máy BRC25 và nhiều quân trang, quân dụng khác. Đặc biệt lực lượng du kích phối hợp các đơn vị của huyện, tỉnh đánh tiêu diệt gọn 01 trung đội Mỹ, 01 Tiểu đoàn Nam Triều tiên, 01 đại đội Nam Triều Tiên, 01 liên đoàn Bảo an, 01 trung đội dân vệ, đồng thời đánh thiệt hại nặng 01 tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Trâu điên, 01 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn Rồng Xanh, 02 tiểu đoàn Bảo an, 01 đoàn bình định nông thôn.
Xã Bình Phước là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng bộ xã Bình Phước. Quân và dân xã Bình Phước tuyệt đối trung thành, luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ xã, vận dụng sáng tạo, có hiệu quả vào hoàn cảnh thực tiễn của địa phương đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; với truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu học và lao động cần cù, sáng tạo, sẵn sàng vượt qua thử thách khắc nghiệt để vươn lên, Nhân dân xã Bình Phước đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung của huyện Bình Sơn trong công cuộc đổi mới ngày nay.
Trải qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, giải phóng dân tộc và trong xây dựng đất nước, xã Bình Phước có: 298 liệt sĩ; 57 Mẹ Việt Nam anh hùng; 65 Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 07 bệnh binh; 22 người có công cách mạng; 26 người hoạt động cách mạng bị bắt tù đày. Có 660 cá nhân được tặng thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, 31 cá nhân được tặng danh hiệu “ dũng sỹ diệt Mỹ, diệt xe cơ giới” Đấu tranh chính trị 139 lần lớn, nhỏ. Có 416 Thanh niên gia nhập quân giải phóng. Đảng bộ và Nhân dân xã Bình Phước chúng ta vinh sự được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân vào ngày 15/8/ 2003.
Trong công cuộc giải phóng dân tộc và trong xây dưng bảo vê Tổ quốc đầy gian khổ ác liêt và rất đỗi tự hào những người con xã Bình Phước Anh hùng đã anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần xương thịt của mình nơi chiến trường, cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho độc lập dân tộc, cho đất nước. Hôm nay chiến tranh đã lùi xa nhưng vẫn còn nhiều hình ảnh những nạn nhân chất dộc da cam, những người mẹ, người cha, người chồng, người vợ mõi mắt trông chờ nhưng mãi mãi không bao giờ có thể gặp lại những người thân yêu của mình. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Phước Anh hùng luôn biết ơn những hy sinh, cống hiến lớn lao của những gia đình có công với nước, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình thân nhân liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí, các gia đình đã đóng góp trí tuệ công sức, của cải và xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng quê hương, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.